+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 20/4/2020: Lần đầu phát hiện người tiểu ra cồn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 20/4/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 20/4/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 20/4/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 20/4/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Lần đầu phát hiện người tiểu ra cồn

    Mẫu nước tiểu của bệnh nhân chứng minh qua trình lên men ngay trong cơ thể - Ảnh: Getty

    Mới đây Annals of Internal Medicine đã công bố trường hợp một bệnh nhân nữ 61 tuổi tại Pittsburgh (Mỹ) có tình trạng bệnh lý bất thường. Cụ thể, sau khi bị tổn thương gan và bệnh tiểu đường nặng, người phụ nữ này đến Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh - Bệnh viện Presbyterian để đặt lịch chờ ghép gan.

    Các bác sĩ xét nghiệm và phát hiện nồng độ ethanol (cồn) trong nước tiểu cao. Tuy nhiên, bệnh nhân phủ nhận việc sử dụng rượu hay đồ uống có cồn.

    “Những lần thăm khám đầu, chúng tôi đều nghĩ bà ấy cố tình che giấu việc uống rượu. Vấn đề đáng lưu ý là kết quả xét nghiệm ethanol trong huyết tương, ethyl glucuronide và ethyl sulfate (các chất chuyển hóa của ethanol) trong nước tiểu đều âm tính. Nhưng kết quả xét nghiệm ethanol trong nước tiểu lại dương tính”- các bác sĩ kết luận.

    Một điểm kỳ lạ nữa là nồng độ glucose trong nước tiểu của bệnh nhân khá cao. Tình trạng này được gọi là tăng đường huyết. Mẫu bệnh phẩm cũng cho thấy sự xuất hiện của nhiều nấm men.

    Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã chạy thử nghiệm xem loại nấm này có thể lên men sản xuất ethanol hay không. Kết quả đúng như dự đoán, loại nấm men được xác định là Candida glabrata, xuất hiện tự nhiên phổ biến trong cơ thể người và liên quan đến men bia. Candida glabrata lên men từ glucose ngay trong bàng quang của bệnh nhân dẫn đến nước tiểu chứa cồn.

    Rất tiếc các phương pháp điều trị bằng thuốc chống nấm không hiệu quả do bệnh tiểu đường của bệnh nhân khá nặng.

    Đây là trường hợp sản xuất ethanol trong bàng quang đầu tiên được ghi nhận ở người sống. Trước đây từng có một ca tương tự nhưng trên bệnh nhân đã tử vong. Các bác sĩ cho rằng có thể một số bệnh nhân khác cũng gặp tình trạng đặc biệt này nhưng không được công nhận do tính chất bất thường và hiếm gặp của bệnh lý.

    Nam thanh niên đến bệnh viện cấp cứu cùng con rắn hổ mang dài 2 m

    Con rắn hổ mang được mang đến bệnh viện cùng bệnh nhân - Ảnh: Gia đình mới

    Ngày 19/4, bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) cho biết khuya 18/4, bệnh viện này đã cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn. Tại thời điểm nhập viện, người nhà bệnh nhân còn mang theo con rắn hổ mang dài gần 2 m đến bệnh viện.

    Theo bác sĩ điều trị, nam bệnh nhân nhập viện với một vết thương ở ngón trỏ tay phải rớm máu. Cũng nhờ biết được loại rắn cắn mà các bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp, cứu sống bệnh nhân. Hiện sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

    Các bác sĩ cảnh báo người dân, thời tiết chuyển mùa hè, kèm theo mưa ẩm là thời điểm loài rắn vào mùa sinh sản và kiếm ăn. Vì vậy mọi người cần nâng cao cảnh giác và đề phòng rắn cắn nhất là vào ban đêm, cần phát quang các bụi cây rậm quanh nhà,...

    - Khi bị rắn cắn cần thực hiện các bước sơ sứu cơ bản và đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện.

    - Không sử dụng băng garo cột chặt vào vùng bị cắn, cách này vừa làm đau nạn nhân, vừa cản trở máu lưu thông đến các chi gây hoại tử, rất nguy hiểm.

    - Không tùy tiện chườm lạnh, đắp lá cây... lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

    - Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc vì có thể sẽ khiến nhiễm trùng.

    Hồng hạc trốn khỏi sở thú ra đường chơi rồi lại quay về

    Chim hồng hạc lang thang trên đường phố.

    Một chú hồng hạc đã được nhìn thấy đang đi lại trên phố sau khi tìm cách rời khỏi nơi trú ngụ của mình trong sở thú Duldley (Anh).

    Con chim màu hồng với cặp chân dài dường như không hề bị ai cản trở trong cuộc phiêu lưu của nó, đã đi qua hàng rào xây dựng trên một con đường thay vì rảo bước trong môi trường sống tự nhiên của nó ở vùng đầm lầy. Những người canh gác sở thú đã có mặt trong vòng vài phút và cố gắng đưa nó trở lại nơi trú ngụ.

    Phía sở thú cho biết: “Một trong những con hồng hạc của chúng tôi đã không làm theo tin nhắn Stay Safe, Stay Home (Tạm dịch: “Ở nhà là an toàn”) mà quyết định tập thể dục bằng cách băng qua Castle Hill! Bảo vệ của chúng tôi đã có mặt tại hiện trường trong vài phút và đưa chim hồng hạc trở lại chuồng an toàn, nơi nó một lần nữa sẽ thực hiện cách ly!".

    Sở thú Dudley đã đóng cửa kể từ ngày 22/ 3 do corona virus. Sở thú cho biết vào chiều thứ Ba ngày 14/4 một chú hồng hạc đã thoát ra ngoài.

    Nhờ một cuộc gọi thông báo mà nhân viên sở thú đã nhanh chóng định vị được chú chim, nó nhanh chóng được đưa trở về, sức khỏe vẫn tốt theo kết quả kiểm tra.

    “Khi được tìm thấy, chim hồng hạc đang ở trên một bãi cỏ trong khuôn viên sở thú và chỉ sau đó chúng tôi mới phát hiện ra rằng nó đã đi qua Castle Hill trước khi về nhà theo ý mình. Chúng tôi vui mừng xác nhận rằng chim hồng hạc không bị ảnh hưởng xấu và đang vui vẻ ăn bữa sáng của nó sáng nay”, Sở thú thông báo.

    Cá voi dài 8m chết do mắc vào lưới đánh tôm hùm

    Xác cá xoi dạt vào bờ biển.

    Một xác con cá voi Minke đã dạt vào bờ biển Scarborough sau khi bị mắc kẹt trong lưới đánh bắt tôm hùm.

    Đó không phải là xác cá voi duy nhất trong thời gian gần đây ở vương quốc Anh. Trước đó cũng có xác hai con cái voi Minke khác bị đánh dạt vào bờ biển phía đầu bên kia của đất nước trong tuần này.

    Một con khác cũng tìm thấy bị chết trên bãi biển Caithness, miền bắc Scotland. Sự việc này đã dấy lên sự quan tâm trong cộng đồng dân cư ở Scarborough, Bắc Yorkshire nơi số lượng cá voi đang bị sụt giảm dần.

    Các chuyên gia về sinh vật biển cho rằng, chú con cá voi Minke đã bị chết trước khi xác chúng bị đánh giạt vào bờ biển. Hiệp hội động vật London đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Kết quả cho biết con cá dài 8 mét đã bị chết khi vướng vào bẫy tôm hùm. Trên cơ thể to lớn của nó vẫn còn một vài vết rách quanh vùng đuôi.

    Rất nhiều người tò mò đã trèo lên xác con cá voi bất chất việc cái xác đã bốc mùi. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy loài vật khổng lồ này ở cự li gần đến như vậy. Tuy nhiên, khi cái xác đã bắt đầu phân hủy, nó hoàn toàn có thể mang trong mình nhiều mầm bệnh lây nhiễm.

    Cá voi Minke đã được Trung tâm sinh vật biển, Hội đồng thành phố Borough Scarborough và RSPCA tiến hành thiêu hủy.

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-2042020-lan-dau-phat-hien-nguoi-tieu-ra-con-a320236.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan